Giới thiệu đào tạo đại học

Thứ hai - 23/04/2018 09:53
Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành, có khả năng liên thông với nhiều ngành khoa học và công nghệ như: Vật lý; Hóa học; Công nghệ y sinh học, Công nghệ thông tin, Điện tử, Công nghệ môi trường, Năng lượng…
Giới thiệu đào tạo đại học
Giới thiệu đào tạo đại học

Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành được xác định trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 11/4/2012 và Nghị quyết số 20-NQ/TW: "Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI) thông qua và ngày 01/11/2012 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Định hướng nghiên cứu ưu tiên ngành vật lý đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo QĐ 667/QĐ-BKHCN ngày 08/04/2015 của Bộ trưởng Bộ KHCN. 

 

Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành, có khả năng liên thông với nhiều ngành khoa học và công nghệ như: Vật lý; Hóa học; Công nghệ y sinh học, Công nghệ thông tin, Điện tử, Công nghệ môi trường, Năng lượng

 

Hiện tại, Khoa Khoa học Vật liệu (KHVL) hiện có 4 chuyên ngành đào tạo: Vật liệu polymer và composite, Vật liệu màng mỏng, Vật liệu Từ, và Vật liệu Y Sinh, với mục tiêu đào tạo chung như sau:

 

  • Đào tạo cử nhân Khoa học Vật liệu có kiến thức nền tảng vững chắc và chuyên sâu về tổng hợp và tính chất của vật liệu mới; có năng lực phát triển, triển khai, và ứng dụng thành quả nghiên cứu mới nhất của các loại vật liệu mới vào trong đời sống và sản xuất; có khả năng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.
  • Đào tạo cử nhân Khoa học Vật liệu có kỹ năng giao tiếp tốt, tinh thần phục vụ cộng đồng, khả năng làm việc theo nhóm, chủ động, kỹ năng thích nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo và có hệ thống. Cử nhân Khoa học Vật liệu có khả năng cạnh tranh trong môi trường làm việc trong nước cũng như trên thị trường lao động toàn cầu.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Khoa học vật liệu gắn liền với nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về tổng hợp và ứng dụng vật liệu mới có tính năng đặc biệt và thân thiện với môi trường như: vật liệu nhựa gia dụng, vật liệu trang trí trong xây dựng (sơn, kính cách âm, kính cách nhiệt, vật liệu chống bám dính, chống sương mù...), vật liệu thân thiện môi trường (bao bì tự hủy, vật liệu chậm cháy, vật liệu chống ăn mòn,...), vật liệu chuyển hóa năng lượng (quang năng – điện năng, nhiệt năng – điện năng), vật liệu dò khí độc, vật liệu xử lý môi trường (xử lý chất nhuộm màu trong ngành dệt, vật liệu loại bỏ kim loại nặng trong nước, lọc nước...), vật liệu tương thích sinh học ứng dụng trong y khoa (diệt khuẩn, chẩn đoán và phát hiện sớm tế bào mang bệnh: ung thư, bảo quản thực phẩm, keo sinh học trong khâu vết thương thay chỉ y khoa...), vật liệu quang học (truyền dẫn thông tin – sợi quang học, bảo mật, phát ánh sáng laser...), vật liệu ứng dụng trong nông - lâm Nghiệp (phân bón nano, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy hải sản và nông lâm nghiệp, vật liệu dùng cho nhà kính...), vật liệu và linh kiện điện tử - bán dẫn (vật liệu lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ điện tử, tụ điện, tranzito,...), vật liệu màng mỏng cơ học (mũi khoan, dụng cụ cắt gọt,...).

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây