Mô tả môn học hk1/22-23

Thứ ba - 23/08/2022 15:24
MÔ TẢ CÁC MÔN HỌC MỞ TRONG HỌC KỲ 1/22-23 NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
1.Thực tập vô cơ

Môn học này là môn Thực tập Hóa vô cơ dành cho sinh viên ngành Hóa học và các ngành liên quan đến Hóa học. Trong môn học này, sinh viên tiến hành (1) điều chế một số hợp chất vô cơ của các nguyên tố phân nhóm chính và phân nhóm phụ và (2) làm các thí nghiệm minh họa cho phản ứng trong hóa vô cơ (phản ứng acid-baz, phản ứng oxi hóa khử).

2.Thực tập Hóa hữu cơ
Môn học nhằm dạy cho sinh viên cách thực hiện các phản ứng điều chế đơn giản cùng với kỹ thuật cơ bản về thực hành hóa học hữu cơ bao gồm kỹ thuật chiết tách, tinh chế các chất (như kết tinh lại, chưng cất, các phương pháp sắc ký), thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.
3.Thực hành các phương pháp chế tạo vật liệu
Môn học này trang bị cho sinh viên những kĩ năng thực hành và kiến thức về việc gia công và chế tạo thực tế một số loại vật liệu khác nhau thông qua một số phương pháp đặc trưng. Dựa vào các phương pháp chế tạo này để tạo ra vật liệu và việc phân tích các số liệu thu được sẽ giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về bản chất của vật liệu tạo thành. Giúp sinh viên nắm được các kỹ năng  về các phương pháp thực hành và xử lý các tình huống từ các kết quả của sản phẩm tạo thành. Việc viết báo cáo và giải thích các hiện tượng, tính chất sản phẩm tạo thành sẽ giúp sinh viên thực tế hóa các lý thuyết đã được học.
Và từ đó sinh viên có thể vận dụng được kiến thức về các quá trình và phương pháp gia công chế tạo các loại vật liệu khác nhau này vào trong thực tế sản xuất trong các nhà máy và xí nghiệp hoặc trong con đường nghiên cứu chuyên sâu hơn.
4.Các phương pháp phân tích cấu trúc và hình thái vật liệu
Học phần này trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về một số kỹ thuật được sử dụng để phân tích các hình thái học và cấu trúc của vật liệu. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ có kỹ năng phân tích, lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và hiểu được nguyên lý vận hành của thiết bị phân tích liên quan đến các đặc trưng về hình thái học và cấu trúc của vật liệu.
5.Các phương pháp phân tích tính chất của vật liệu
Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu và ứng dụng về các phương pháp phân tích vật liệu mà học viên đã được giới thiệu ở trình độ đại học. Sinh viên sẽ được học về các phương pháp phân tích tính chất vật liệu (tính chất điện, từ, quang) từ đó sinh viên có thể lựa chọn phương pháp phân tích để ứng dụng nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu.
6.Thực hành các phương pháp phân tích vật liệu
Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về kỹ thuật tổng hợp vật liệu y sinh cũng như phương pháp phân tích tính chất của các vật liệu tổng hợp được và khả năng ứng dụng của các vật liệu này. Ngoài ra môn học này còn cung cấp cho các em kĩ năng xây dựng quy trình thực nghiệm, đánh giá, lựa chọn các thông số chế tạo; kĩ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm.
7.Kỹ thuật biến tính bề mặt vật liệu
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các kỹ thuật biến tính bề mặt vật liệu và ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có thể tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về biến tính bề mặt vật liệu và áp dụng cho các trường hợp chế tạo và biến tính vật liệu vô cơ, hữu cơ, vật liệu nano, vật liệu chức năng…. Ngoài ra, trong quá trình học tập sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, viết và trình bày báo cáo chuyên đề. Bên cạnh đó, môn học này cũng giúp sinh viên ý thức được vai trò và qua đó vận dụng các phương pháp biến tính bề mặt vào thực thực tế sản xuất.
8.Nhập môn công nghệ vật liệu ceramic
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu ceramic như phương pháp chế tạo, qui trình cụ thể của từng phương pháp và động học của quá trình hình thành vật liệu ceramic.
9.Công nghệ cảm biến
Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về cảm biến khí và một số loại vật liệu được ứng dụng trong chế tạo cảm biến khí.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ cảm biến khí, ví dụ cụ thể về một số loại vật liệu cấu trúc nano được ứng dụng trong lĩnh vực cảm biến khí.

10.Công nghệ micro, nano và ứng dụng
Môn học này cung cấp các kiến thức liên quan đến các kỹ thuật chế tạo linh kiện điện tử ở kích thước micro và nano và một số ứng dụng tiêu biểu của nó
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây